Cũng giống như hầu hết các nước châu Á, Trung Quốc cũng có những món ăn biểu trưng cho những điều tốt lành và thường được thưởng thức trong ngày đầu năm mới. Thông thường, những ý nghĩa ấy sẽ được dựa trên cách phát âm và hình dáng của món ăn. Dưới đây là 6 món ăn không thế thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc, cùng dulichtrungquoc.net tìm hiểu qua nhé.
Cá tượng trưng cho sự thịnh vượng
Cá là một trong các món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc. Theo tiếng Trung, “cá” phát âm gần giống với từ “dư thừa”. Người Trung Quốc luôn mong muốn có một khoản tiền dư thừa vào cuối năm, vì họ tin rằng nếu cuối năm tích luỹ được một khoản tiền lớn họ sẽ kiếm được nhiều của cải hơn nữa trong năm mới.
Bạn đang xem: Những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết Trung Quốc
Theo tiếng Trung, từ đầu tiên của từ “cá diếc” có phát âm gần giống với cụm từ “Chúc may mắn”. Do đó, người Trung quan niệm rằng, nếu ăn cá diếc trong ngày Tết cổ truyền, họ sẽ nhận được những điều may mắn trong năm mới. Ngoài ra, phần đầu của từ “cá trôi đen” trong tiếng Trung cũng có phát âm khá giống với từ “quà tặng”. Do đó, cá trôi đen cũng là một món ăn không thế thiếu vào ngày Tết của người dân xứ Trung, biểu trưng cho sự may mắn.
Đặc biệt, khi ăn cá, người Trung Quốc sẽ không ăn hết mà thường để lại một ít mới ngụ ý mong cầu sự thịnh vượng, dư thừa trong năm mới.
Bánh bao tượng trưng cho sự giàu có
Một món ăn không thế thiếu vào bữa ăn ngày Tết ở đất nước đông dân nhất thế giới đó là bánh bao với hơn 1.800 năm lịch sử. Đây là món ăn truyền thống trong dịp Tết ở Trung Quốc, đặc biệt là phía Bắc. Khi làm bánh, người chế biến sẽ nặn bánh theo hình dạng thỏi bạc với ngụ ý cầu mong được sự tiền tài, giàu sang trong năm mới.
Xem thêm : Ghé thăm Côn Minh – Du lịch thành phố mùa xuân
Nhân của bánh bao gồm có thịt băm và nhiều loại rau xắt nhỏ được gói trong một lớp bột mỏng.Thông thường là thịt heo băm, tôm thái hạt lựu, cá hoặc thịt gà xay, thịt bò và rau. Bánh bao có thể được làm chín bằng cách luộc, hấp, rán hoặc nướng. Người Trung Quốc không ăn bánh bao với dưa cải vào ngày Tết bởi nó thể hiện sự nghèo đói.
Vào ngày cuối cùng của năm, người Trung Quốc còn có phong tục ăn bánh bao cùng củ cải và bắp cải với ước mong sẽ có một làn da mịn màng, trắng trẻo và tâm trạng sẽ trở nên vui vẻ hơn. Một số người Trung Quốc đặt một sợi chỉ trắng bên trong một chiếc bánh bao và người ăn chiếc bánh bao đó được tin là sẽ phát tài. Họ cũng có thể đặt một đồng xu vào trong bánh bao với mong muốn người ăn nó sẽ trở nên giàu sang.
Chả giò tượng trưng cho sự thịnh vượng
Chả giò là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu của người Trung Quốc, rất phổ biến ở nhiều thành phố phía Đông Trung Quốc bao gồm Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Chả giò là món ăn bao gồm những miếng bánh có nhân cá hoặc thịt, được cuộn thành hình trụ. Nhân được gói trong các lớp bột mỏng. Chả giò khi rán có màu vàng ươm, nhìn tựa như thỏi vàng với ý nghĩa một năm “tiền vào như nước“
Bánh gạo nếp mang lại thu nhập hoặc chức vụ cao hơn
Bánh gạo nếp là một món ăn tượng trưng cho sự may mắn và không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung Quốc, bánh gạo nếp có nghĩa là “càng ngày càng cao lên theo từng năm“.
Xem thêm : Mùa thu ở Trung Quốc ăn gì?
Người Trung quan niệm rằng điều này có nghĩa là bạn càng ở trên cao thì công việc làm ăn của bạn càng phát đạt. Nguyên liệu chính của bánh gạo nếp là gạo nếp, đường, hạt dẻ, táo đỏ và lá sen.
Bánh trôi tàu với mong muốn gia đình sum vầy
Mặc dù bánh trôi tàu là món ăn chính trong Lễ hội lồng đèn của Trung Quốc, song, ở miền Nam, người Trung lại thưởng thức món ăn này vào dịp Tết cổ truyền.
Cách phát âm và hình dáng của bánh trôi tàu khá giống với việc sum họp và ở bên nhau giữa các thành viên trong gia đình . Đó là lý do tại sao món bánh này được người Trung Quốc ưa thích mỗi dịp năm mới Tết đến.
Mì trường thọ biểu trưng cho sự hạnh phúc và trường thọ
Theo như tên gọi, mì trường thọ biểu trưng cho mong cầu những điều may mắn. Đây là món ăn đem lại những điều tốt lành trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt ở miền Bắc Trung Quốc.
Sợi mì của món ăn này dài hơn những sợi mì bình thường và tường không được cắt nhỏ. Có rất nhiều kiểu biến tấu của món mì trường họ, thường thấy nhất sẽ là chiên lên hoặc luộc rồi cho vào bát cùng nước dùng.
Nguồn: https://dulichtrungquoc.net.vn
Danh mục: Ẩm Thực